Phong phú thị trường cá cảnh
12/06/2017
cach-chon-tom-the-chan-trang-giong
CÁC HÌNH THỨC NUÔI VÀ CHỌN TÔM GIỐNG
04/07/2017
tumblr_inline_o6bnz3OG8Q1txo3bl_1280

Bệnh do Virus

Hội chứng Taura (TSV – Taura Syndrome virus)

  • Bệnh TSV do virus thuộc giống Piconavirus gây nên
  • Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn ấu niên từ 14 – 40 ngày tuổi, có thể gây chết đến 90%.
  • Triệu chứng nổi bật nhất ở tôm bệnh: cơ thể có màu hồng sáng hoặc đỏ, nhất là đuôi và các chân bơi. Một số tôm bị mềm vỏ, phồng mang, ruột rỗng. Tôm thường chết sau khi lột xác

Bệnh đốm trắng (WSSV – White Spot Syndrome Virus)

  • Bệnh WSSV do virus thuộc giống Baculovirus gây
  • Bệnh thường xảy ra trong 2 tháng nuôi đầu. Bệnh gây tỉ lệ chết rất cao, có thể lên đến 100% trong 3 – 7 ngày.
  • Dấu hiệu đặc trưng của bệnh: cơ thể tôm xuất hiện các đốm trắng, tròn, dưới lớp vỏ kitin, tập trung nhiều ở giáp đầu ngực và đốt bụng cuối cùng. Tôm bệnh giảm ăn rõ rệt, bơi gần bờ.

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV – Infectious hypodermal and haematopoietic necrosis)

  • Bệnh do virut Parvovirus gây
  • Tôm bị bệnh thường ở dạng mãn tính với các triệu chứng như còi cọc, dị dạng các bộ phận cơ thể (chủy, râu, vỏ,…), tôm chậm lớn và tỉ lệ phân đàn Bệnh này không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của tôm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng tôm nuôi.

Các bệnh do virus nêu trên có thể lây nhiễm theo cả 2 trục ngang và dọc. Bệnh được truyền từ tôm bố mẹ sang con trong sản xuất giống hay lây nhiễm từ tôm bệnh sang tôm khỏe hoặc từ sinh vật mang mầm bệnh khác lây nhiễm sang tôm nuôi.

Bệnh virut là bệnh gây thiệt hại nặng nề nhất và là trở ngại rất lớn cho tôm nuôi toàn thế giới. Đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh do virus. Vì thế, biện pháp phòng bệnh được xem là yếu tố hàng đầu trong thực tế sản xuất. Một số biện pháp phòng bệnh như sau:

  • Chọn tôm giống sạch bệnh, đã qua kiểm dịch.
  • Phòng tránh sự xâm nhập của virus vào ao bằng cách: làm tốt công tác tẩy dọn, vệ sinh trước và sau một vụ nuôi để diệt virus tự do, các sinh vật mang virus (cua, còng, tôm hoang dã, …), sát trùng nước trước khi cấp vào ao nuôi.
  • Thả nuôi tôm đúng theo lịch thời vụ nhằm tránh mùa mà bệnh thường xuất hiện.

Khi bệnh đã xảy ra, cần dùng thuốc sát trùng với nồng độ cao: Chlorine >70ppm diệt virus và sinh vật mang virus trước khi thải ra môi trường để hạn chế sự lây lan trên diện rộng.

Bệnh do vi khuẩn

Các bệnh do vi khuẩn gây ra thường gặp nhất là các bệnh đứt râu, phồng mang, đen mang và bệnh phân trắng.

  • Tác nhân chính là vi khuẩn thuộc giống Vibrio.
  • Hiện tượng chết có thể xảy ra khi bệnh ở mức độ cấp tính. Nếu mãn tính có thể gây chậm lớn, phân đàn, mềm vỏ… ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm thu hoạch.
  • Vi khuẩn Vibrio xâm nhập vào ao nuôi theo một số con đường: nguồn nước, tôm giống, thức ăn, đặc biệt là thức ăn tươi sống và từ đáy ao nếu công tác tẩy dọn chưa tốt.
  • Phương pháp phòng bệnh: việc phòng bệnh do vi khuẩn ở tôm cũng tương tự như phòng bệnh do virus.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *